Tại sao giá dầu thế giới giảm, mà giá dầu nhớt tại Việt Nam lại tăng ?

Để làm rõ câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao giá dầu nhớt tại Việt Nam lại tăng liên tục ?”, như mọi người đã biết, giá dầu thô thế giới sụt giảm từ tháng 1 năm nay khi phải chịu áp lực từ đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc, buộc nước này và hàng loạt các quốc gia khác phải ngưng hàng loạt nhà máy và hoạt động di chuyển. Nhưng khi đó, giá dầu thô thế giới vẫn trên 60 USD/thùng. Ngày 8.3, Ả Rập Xê Út đã chủ động nổ phát súng khơi mào cuộc chiến dầu thô với Nga bằng tuyên bố giảm giá bán dầu thô từ 6 – 8 USD/thùng và tăng sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày. Ngay lập tức, giá dầu lao dốc hơn 20%. Nếu đi sâu vào vấn đề thì người bình thường coi đây chỉ là giá dầu tăng giảm nhưng sâu hơn thì nó còn liên quan tới cả chính trị và vị thế của một quốc gia. Trước vì muốn bảo vệ Petrodollar của mình mà Mỹ mà gây sức ép lên các nước có trữ lượng dầu lớn (âm mưu đảo chính Venezuela, cấm vận Nga) và chiến tranh với Iraq và Libya… những quốc gia có ý định lật thế độc tôn của Petrodollar.

Những con số thống kê:

Trong 10 năm qua, đã có 21 lần dầu nhớt tăng giá được công bố. Trong thời gian đó, chỉ có hai lần giảm giá được công bố. Trung bình những mức tăng này đại diện cho gần hai một năm. Tuy nhiên, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây, đã có một vài năm tần suất tăng là một hoặc hai năm một lần, và vào năm 2015, khi giá dầu thô, và do đó là dầu cơ sở, giảm đáng kể, không có mức tăng nào. và một công bố giảm giá.

Dữ liệu lấy từ Dow Jones Market

Điều quan trọng, mặc dù chỉ có hai lần công bố giảm giá trong kỳ, nhưng nhiều lần tăng giá không bám sát theo thời gian. Điều này là do các lực lượng cạnh tranh dẫn đến giảm không chính thức giữa các lần tăng; ví dụ khi có sự chênh lệch đáng chú ý giữa giá dầu gốc giao ngay và dầu hợp đồng. Nếu tất cả các lần tăng giá đã công bố và hai lần giảm kể từ năm 2010 đều bị kẹt, giá PCMO (Passenger Car Motor Oil – Dầu nhớt động cơ xe chở khách) ngày nay sẽ cao hơn khoảng 7,50 đô la hoặc 130% một gallon so với giá được thấy vào năm 2010, và rõ ràng chúng đã không đạt được điều đó.

Giá dầu nhớt tăng và một số ít giảm mà chúng ta đã thấy, thường theo dõi những biến động đáng kể của giá dầu cơ bản. Điều này là dễ hiểu vì dầu gốc chiếm 80 đến 99% khối lượng dầu nhờn thành phẩm.

Biểu đồ thể hiện biến động giá dầu thô từ 2010-2020

Giá dầu thô là một trong những yếu tố chính thúc đẩy giá dầu cơ bản và nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá dầu thô, và do đó là dầu cơ sở, là rất nhiều. Chúng bao gồm định giá của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa), cung và cầu toàn cầu, bất ổn địa chính trị, thiên tai, tai nạn, chi phí sản xuất và khả năng lưu trữ, mất điện, quay vòng nhà máy và những thứ khác. Trong khi một số yếu tố này có thể được cho là do giá dầu thô và dầu gốc giảm, bắt đầu chạy đua vào đầu năm và đạt mức thấp kỷ lục vào cuối tháng 4, tác động tổng hợp của các yếu tố này đã bị hạn chế bởi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và nhu cầu giảm dần do Covid-19 mang lại. Việc khóa cửa và hạn chế đi lại đã khiến nền kinh tế gần như đi vào bế tắc và nhu cầu dầu nhờn bị ảnh hưởng đáng kể.

Để giải đáp cho câu hỏi “Tại sao giá dầu nhớt tại Việt Nam lại tăng với tốc độ không phanh?”, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về thị trường dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp tại Việt Nam:

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu dầu gốc về chế biến. Trong đó hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Castrol, Total, Shell, Motul,…đều đã có mặt. Và chiếm tới hơn 80% thị phần dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp tại Việt Nam! Trong khi các doanh nghiệp trong nước xuất hiện khá khiêm tốn về thị phần. Từ đây chúng ta có thể thấy việc giá bán dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp được quyết định bởi các thương hiệu lớn này.
Vậy tại sao giá của một số hãng,… lại không giảm, thậm chí tăng nhẹ? Trong khi giá dầu gốc nhập về đã giảm đi rất nhiều?

Câu trả lời nằm ở Quy mô và thành phần ngành nghề mà các Đại thương hiệu như Castrol, Shell, Total, Caltex,… kinh doanh.! Tại sao lại như vậy?

Các thương hiệu lớn trong ngành sản xuất dầu nhớt

Xét về Quy mô đây đều là những Đại công ty mà hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ gần như phủ kín toàn cầu chứ không riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Về thành phần các ngành nghề kinh doanh cũng rất rộng từ khai thác, khoan thăm dò, cung cấp dầu thô, dầu gốc, phụ gia,… cho toàn cầu. Trong đó dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp xét về doanh thu chỉ chiếm một lượng nhỏ trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy việc giá dầu thô giảm sốc trong khi đó chi phí khai thác( Bao gồm các hoạt động khai thác, khoan thăm dò, máy móc công nghiệp, nhân công lao động…) gần như không giảm, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và lợi nhuận của các hãng này.

Đồng thời dầu gốc cũng là do họ tự sản xuất nên giá dầu gốc có giảm cũng không giúp ích gì cho giá đầu vào của các hãng này. Bởi họ có phải nhập của ai khác đâu. Mà là nhập của chính họ! Đầu vào ở đây chính là chi phí máy móc, nhân công,…đều là những thứ không giảm.! Một nguyên nhân nữa là thị phần của các hãng này tại Việt Nam chiếm tới hơn 80% nên họ quyết định được giá bán ra. Mà giá đầu vào (Chi phí khai thác, máy móc, nhân công,…) không hề giảm, trong khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng do giá dầu thô giảm sốc. Nên các hãng này hoàn toàn không có ý định hạ giá bán ra các sản phẩm dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, thị trường sản xuất có thể giảm do kinh tế khó khăn, nhưng dầu nhờn dùng cho sản xuất có thể mức tiêu thụ giảm nhưng thị trường dầu nhờn động cơ xe máy, ô tô, xe tải rất lớn. Đặc biệt với mật độ giao thông của Việt Nam hiện nay, số lượng nhập về tới đâu, chắc chắn sẽ tiêu thụ rất nhanh tới đó, kho của công ty lớn tới đâu cũng 2 tháng là tiêu thụ hết tới đó, nên không có chuyện tồn kho đến nỗi không còn chỗ chứa như các nước trong nhóm OPEC, và tình trạng người bán phải trả tiền thêm cho người mua để được xuất dầu đi.

Nguồn: https://tipashop.com/tai-sao-gia-dau-nhot-tai-viet-nam-tang-lien-tuc/